Như đã hẹn với Anton lúc ra về, ngày hôm sau Bích Loan tới thăm Anton, xem anh đã ổn định chỗ ăn ở chưa, xem anh có gặp khó khăn gì không, tiện thể đưa anh xem qua kế hoạch làm việc của hai người trong tuần tới.
Nghe tiếng gõ cửa nhè nhẹ, Anton ra mở cửa. Anh thấy Bích Loan đang đứng đó, trong tay một chiếc làn mây.
- Ồ, chị Bích Loan, xin mời chị vào!
Anton nhường chỗ cho Bích Loan vào trước. Sau khi nàng đã bước hẳn vào trong phòng, Anton mới khép cánh cửa lại và bước sau Bích Loan.
- Mời chị ngồi!
Anh chỉ cho nàng một chiếc ghế mây có chỗ dựa lưng và chỗ để tay.
Bích Loan đưa mát nhìn căn phòng.
Ở đây mỗi chuyên gia đều ở một căn hộ riêng. Những chuyên gia có mang theo vợ con hay chồng con thì ở căn hộ hai hay ba phòng. Còn những chuyên gia độc thân như anh thì chỉ được ở căn hộ một phòng thôi. Căn phòng tuy không rộng lắm nhưng sạch sẽ, gọn gàng và đầy đủ tiện nghi. Một chiếc giường trải đệm tráng, một chiếc ti vi, một chiếc bàn làm việc nhỏ kê bên cạnh cửa sổ trông ra phía hồ, một bàn nhỏ dùng để tiếp khách và mấy chiếc ghế mây trông rất mát mẻ. Trên bàn tiếp khách luôn có một phích nước nóng, một bộ tách chén uống trà và một bình trà mà chị phục vụ có trách nhiệm lo đầy đủ hàng ngày.
Anton pha trà, róc ra hai chén, đưa một chén cho nàng, và nói:
- Mời chị dùng trà. Lần đầu tiên tôi được dùng trà Việt Nam đấy chị ạ.
- Anh thấy thế nào?
- Ngon lắm.
Anh không làm việc ở bộ ngoại giao đấy chứ? Anton hiểu ngay câu đùa hóm hỉnh và ý nhị của cô phiên dịch. Anh cũng trả đũa lại rất nhanh: Tất nhiên là không rồi. Nếu tôi làm ở bộ ngoại giao thì đâu có được hân hạnh làm việc cùng với chị.
Bích Loan cũng chẳng chịu thua:
- Thôi, tới đây thì có thể khẳng định được rằng đã có một thời anh làm ở bộ ngoại giao rồi đấy. Anh có tài ngoại giao lắm.
Anton cười. Nàng cũng cười. Họ cảm thấy tự nhiên và thoải mái như đã quen nhau từ bao giờ rồi chứ không phải là hôm nay. Họ ngồi uống trà ướp hương sen, ăn mứt sen.
Bỗng như nhớ ra điều gì, Bích Loan kêu lên:
- Trời, trí nhớ của tôi dạo này tồi quá, tí nữa thì quean mất. Anh mới tới Việt Nam lần đầu nên chắc chưa biết loại hoa quả gì ngon nhất ờ Việt Nam. Anh sẽ được nếm một loại chuối rất đặc biệt, nó bé lấm, chỉ to hơn ngón tay cái một chút thôi, mỗi quả chỉ vừa đủ cho mình cắn một miếng thôi anh ạ, song ai đã ăn nó rồi thì nhớ mãi và sau này chỉ có thích mỗi loại đó thôi.
Nói rồi, nàng lấy ở trong làn ra một nải chuối vàng óng. Những quả chuối trông tròn trĩnh, rất xinh. Đúng, trông chúng nhỏ thật, chỉ to hơn ngón tay cái một chút thôi. Trông chúng nhẵn thín, vàng óng, thật thích mất.
- Đây là chuối ngự. Loại chuối này quí nên ngày xưa các cụ nhà ta gọi là chuối ngự. Chuối giành cho vua, chúa đó mà - Bích Loan giải thích.
- Chuối giành cho vua chúa mà sao chị lại giành cho tôi? Tôi có phải là vua chúa đâu? - Anton cười, nghĩ phen này thì cô phiên dịch của mình chỉ còn nước chui xuống đất.
Mặt Bích Loan bỗng đỏ, nóng lên rừng rực. Anton chột dạ, biết mình đùa quá đáng. Đang lúng túng chưa biết làm thế nào để gờ thế bí cho Bích Loan, thì nàng đã cười rất tươi. Nụ cười mà mãi sau này, như một kỷ niệm đầu tiên quí giá nhất, Anton không sao quên được.
- Thôi, tôi chịu thua anh rồi, anh ghê gớm lắm, nhưng tôi chỉ tạm thua lần này thôi nhé. Anh sẽ chẳng làm gì nổi lôi đâu- nàng cười, nói.
Nụ cười làm cho khuôn mặt nàng rất trẻ thơ. Cả khuôn mặt toát lên một vẻ trung thực rất đáng yêu và gần gũi. Anton ngây người ra nhìn khuôn mặt đó. Rồi như bỗng sực nhớ ra mình đang nói chuyện với ai, anh trở về thực tại
- Bao giờ thì chúng ta bắt đầu làm việc đấy hả chị? Anh hỏi nàng.
- Anh thích làm ngay hôm nay cũng được, đây, tôi có mang đến cho anh lịch làm việc trong tuần tới đây, thủ trưởng tôi mới đưa cho tôi đó. Anh xem đi, thấy có gì cần thiết phải sửa đổi lại thì anh sẽ nói lại với ông ấy. Nhưng từ nay tới đầu tuần sau anh vẫn còn được nghỉ...
- Tôi muốn bắt lay vào công việc ngay.
- Chắc anh lại nhớ mẹ ở nhà rồi?
- Chị quá đáng lắm đấy nhé, tôi không nhớ mẹ, cũng không nhớ ai cả, hay nói đúng hơn chẳng có ai để mà nhớ. Nhưng tôi không biết sử dụng thời gian rỗi vào việc gì cả.
- Anh có muốn đi xem phố xá vào hai ngày nghỉ còn lại không, tôi sẽ đưa anh đi một số nơi?
- Tôi rất muốn thế, song chưa dám đề nghị chị vì sợ chị cũng có những chương trình riêng của mình, như hẹn gặp ai chẳng hạn.
- Thế thì mình thỏa thuận với nhau, sáng chủ nhật tôi sẽ đợi anh ở cổng thường trực. ông gác cổng biết tôi là phiên dịch cho anh rồi chắc là không có chuyện gì đâu. À anh Anton này, anh nhớ mang theo giấy tờ chuyên gia của anh đi nhé, tôi cũng mang theo giấy chứng nhận phiên dịch của tôi.
- Để làm gl hả chị? M anh đi chơi phố thôi mà.
- Ồ xin lỗi, giải thích thì dài dòng, anh cứ mang theo, có lúc cần đấy.
Anton không hiểu nàng, nhưng cũng không hỏi thêm nữa. Khi người khác đã không có ý muốn nói một điều gì thì anh không bao giờ gạn hỏi.
Họ hẹn gặp nhau vào 9 giờ sáng hôm sau và họ chia tay nhau.
Lúc hẹn sẽ dẫn Anton đi chơi vào sáng chủ nhật, quả thật Bích Loan nghĩ mình không có một chương trình gì đặc biệt. Mặc dầu biết Anton đùa, nhưng rõ ràng anh chưa biết nàng đã có chồng. Nếu biết, chưa chắc anh đã dám đề nghị nàng dẫn đi chơi vào ngày chủ nhật như thế. Người Việt Nam, cả tuần làm việc, chỉ được nghỉ có một ngày thôi. Gọi là nghỉ, song họ lại bận hơn cả ngày thường. Họ giành ngày nghỉ đó không phải để đi dạo công viên, vào nhà hát, nhà hàng, mà để giặt giũ chăn màn, quần áo, để tấm rửa cho một lũ con cái lôi thôi, để quét màng nhện đã chăng'khấp trần nhà, để chợ búa, cơm nước...
Đối với Bích Loan thì không đến nỗi vất vả như vậy. Nàng và Sơn chưa có con với nhau. Họ chưa muốn vất vả Họ quyết đinh chờ đợi vài năm nữa, khi kinh tế của họ khá hơn, họ được phân một căn nhà khác, một căn nhà xây chẳng hạn, hay họ mua được một càn nhà khác khá hơn căn nhà mà họ đang ớ thì lúc đó họ có con với nhau cũng chưa muộn.
Lúc chiêu, khi ngồi ăn cơm, Sơn bảo vợ:
- Anh có một chương trình đi chơi với em ngày mai. Em có nhớ ngày mai là sinh nhật của em không? Anh định đưa em đi chơi ngày mai mà không nói trước với em, để gây cho em sự ngạc nhiên.
Bích Loan bỏ đũa xuống mâm, mặt đăm chiêu, nghĩ ngợi. Sơn hỏi:
- Có chuyện gì thế em?
- Anh, ngày mai mình không đi được đâu. Em chót hẹn với chuyên gia rồi...
Sơn cắt ngang lời vợ:
- Ngày mai chủ nhật, ngày nghỉ, em cũng phải làm việc
với chuyên gia sao?
- Em có hứa sẽ dẫn anh ta đi xem phố và một số nơi, trong khi anh ta còn được nghỉ.
- Em làm việc quên cả em và quên cả anh nữa. Em cũng phải biết rằng ngày mai là ngày sinh nhật của em chứ, vả lại chúng mình đều bận rộn suốt cả tuần, chỉ có một ngày nghỉ duy nhất để đi chơi với nhau. Cũng chính vì lẽ đó mà mình chưa có con với nhau. Em quên điều đó rồi hay sao?
- Nhưng em trót hẹn với anh ta rồi. - Nàng nói, nét mặt băn khoăn như nhận lỗi về mình.
Anh ta có biết em đã có chồng chưa? - Sơn bỗng hỏi.
- Em và anh ta mới nói chuyện với nhau cả thảy có hai lần. Cả hai lần chỉ nói dăm ba câu xã giao và bàn về công việc, đã thân thiết gì đâu mà hỏi về đời tư của nhau, anh.
- Anh ta có vợ chưa? - Sơn lại hỏi.
- Em làm sao biết được, anh. Nhưng có lẽ là chưa, vì nếu có chắc là anh ta đã đưa vợ cùng sang. Em thấy các chuyên gia khác họ cũng làm vậy. Nàng cũng không hiểu sao nàng lại không dám nói với chồng là anh ta chưa có gia đình. Điều này, tuy Anton chưa nói với nàng một cách thật rõ ràng, song nàng vẫn có thể biết được, thủ trưởng nàng đã chẳng nói, một anh chàng độc thân sẽ sang thay bà Eva hôm đưa giấy giới thiệu cho nàng đi ra sân bay đó sao, anh cũng đã chẳng nói, anh không có ai để mà nhớ đó sao.
Sơn im lặng. Mặt Sơn bỗng trở nên tối sầm và lạnh như then. Sơn tháo kính xuống. Mỗi lần Sơn giận giữ, Sơn đều bỏ kính xuống. Hai mắt Sơn không kính dường như lồi to hơn. Nàng thoáng buồn. Một nỗi buồn tuy không cắn xé dữ dội, song cứ như một cái kim đã len vào da thịt nàng. Để im thì không thấy đau, song cử động thì mới thấy đau đớn. Nàng biết chồng giận. Họ đều buông đũa. Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi bớt lửa một đời không khê. Nàng lặng lẽ thu dọn bát ớ a. Sau khi mọi việc đâu đã vào đấy nàng pha một ấm chè ướp hương sen, thứ chè mà chiều nay nàng và Anton đã vừa nhấm nháp vừa đùa vui, kê kích lẫn nhau. Nàng róc một chén, bưng ra cho chồng.
Sơn đang ngồi ở bàn làm việc, khuôn mặt buồn xa xăm, mắt hướng về đâu không biết nữa.
- Anh uống chè nóng đi anh, em thấy anh mệt đấy, có lẽ anh đi nghỉ đi!
Khi nàng quay gót, bước vào phía trong, thì Sơn gọi giật lại:
- Loan, nghe anh đây, sáng mai đằng nào mình cũng sẽ đi qua khu chuyên gia, anh đứng đợi em ở dưới, em chạy lên nói với anh ta, em không thể đi với anh ta hôm
nay được, em có việc đột xuất.
- Anh Sơn...
Nàng chưa kịp nói gì thì Sơn đã tiếp, cơn giận nén lại cứ như một dòng nước chảy mạnh bị chặn lại bằng một đập ngăn nước, cái đập ngăn nước đó đã bị phá vỡ, nước chảy tung:
- Anh ta nhờ em hay em tự gợi ý đưa anh ta đi?
- Em tự.
- Trời ơi? Sơn kêu lên hàng ngày em làm việc chưa đủ hay sao mà còn xin thêm giờ làm việc nữa?
- Em thấy anh ta mới sang, chưa quen người, quen cảnh, sang Việt Nam lần đầu, đang buồn, nên em muốn giúp, đưa anh ta đi xem phố xá, cũng là giới thiệu cho người ta biết con người, cảnh vật của đất nước mình. Em không biết trước dự định của anh, nếu em biết được anh đã có kế hoạch như vậy, em đâu dám hứa với người ta.
Mấy hôm nay, từ lúc chuẩn bị đi đón Anton, nàng quả là bận rộn, lo nhiều việc chung, cũng như việc riêng, nên nàng quên khuấy đi mất, chủ nhật này là ngày sinh nhật nàng.
Đêm đã khuya. Nàng vẫn chưa ngủ được. Lúc lên giường, Sơn vẫn còn giận dữ. Anh không nói năng gì cả. Nàng biết chồng rất giận. Nàng cũng rất hiểu chồng.
ở Sơn vừa có tính gia trưởng của một ông chồng thích được điêu khiển vợ, lại vừa có tính tự ái, tự ti của một ông chồng biết mình không có uy tín với vợ, thua kém vợ nhiều mặt. Tính Sơn rất bảo thủ, đã giận thì giận rất lâu.
Một lần, vào một đêm mùa đông, không biết vì lẽ gì, Sơn tự ái với nàng khi cả hai đã lên giường ngủ. Sơn không đắp chăn chung với nàng, anh dồn hết cả tấm chăn bông nặng năm cân lên người nàng, còn mình thì nằm ra một góc giường, không chăn, trên mình chỉ có một bộ quần áo lót.
Cái rét mùa đông ở Hà Nội quả là khủng khiếp. Cái rét tưởng là không rét mà cắt da cắt thịt con người. Các cô bạn cùng học với nàng trước kia, người nước ngoài, hỏi nàng, về mùa đông ở Hà Nội thường bao nhiêu độ. Khi họ biết khoảng mười tới mười lăm độ thì họ cười phá lên. Họ càng ngạc nhiên khi trời rét mới có tám, chín độ mà học sinh đã nghỉ học, không phải đi tới trường. Họ có biết đâu nhiệt độ chỉ như vậy, nhưng người Việt Nam sống trong một điều bện hoàn toàn không giống họ. Nhà cửa của người Việt Nam cứ thông thống, trong nhà cũng như ngoài sân,' gió lùa vào, rít lên từng đợt. Lại lác đác những hạt mưa kèm theo những đợt gió gọi là gió mùa đông bấc thì đêm nằm dưới tấm chăn bông năm, bảy cân cũng rét run lên bần bật. Chả thế mà người Việt Nam đi ngủ cứ thường để nguyên cả quần áo mà ngủ.
Cái lần đó Sơn bỗng rét lên, run bần bật. Hai hàm răng Sơn đánh vào nhau lập cập. Nhưng khi nàng kéo chăn phủ lên người Sơn thì Sơn lại vất ra. Cho tới khi Sơn bi siết cao trong đêm, mới chiu nói với nàng:
- Em đưa anh đi lên trạm y tế đi! có lẽ anh chết mất. Bích Loan vừa thương vừa giận. Nàng lấy dầu xoa khắp cơ thể chồng, rồi đấp chăn ấm cho chồng và nằm bên cạnh, ôm chồng, tỏa hơi ấm của mình sang cho chồng. Tới gần sáng thì Sơn hạ siết và ngủ được. Sau cái lần đó, Bích Loan buồn lắm.
Lần này thì Sơn không vất chăn ra. Sơn vẫn nằm chung chăn với vợ. Nhưng họ nằm cách xa nhau. Cả hai đều im lặng. Mỗi người chìm đầm trong dòng suy nghĩ riêng của mình, như hai nguồn nước cùng chảy về xuôi mà không bao giờ bát gặp nhau ở một điểm nào cả.
Ngày mai nàng có đi chơi với Anton không? Nàng không muốn lỡ hẹn với anh, vì đây là lần đầu nàng hẹn với anh. Nàng không muốn để anh thất vọng. Cái cảm giác ban đầu rất quan trọng. Lần đầu đã làm anh không tin tưởng thì làm sao có thể làm việc tâm đầu hợp ý với nhau sau này được. Vả lại, nhìn khuôn mặt anh ánh lên niềm vui khi nàng gợi ý đưa anh đi chơi, thì nàng không sao lở hẹn với anh được. Và, còn gì nữa, còn điều gì nữa khiến nàng cứ mong đợi tới buổi sáng ngày mai? Nàng không dám nghĩ tới nữa nàng úp mặt xuống gối, cố nhắm mất lại...
Bên cạnh nàng, Sơn vẫn chưa ngủ. Đây không phải là lần đầu họ bất đồng ý kiến với nhau. Không phải anh cấm đoán gì vợ cả, song anh chỉ muốn nàng coi anh là một ông chồng có quyền hành với vợ. Nếu nàng muốn đi chơi với cái anh chuyên gia kia hay với bất cứ ai thi nàng cũng phải hỏi anh trước đã. Dạy vợ phải dạy từ thùa ban đầu. Cái thùa còn ngơ ngác, mới bước chân về nhà chồng là đã phải uốn nần rồi. Các cụ dạy không sai. Anh đã không làm như thế. Hay là anh cổ làm như thế mà không được? Càng ngày anh càng thấy mình bất lực với vợ. Anh không dám nghĩ là nàng không yêu anh. Hay là anh thiếu uy tín với vợ? Không, rõ ràng là nàng yêu anh. Nàng luôn đối sử với anh rất diu dàng, chăm sóc anh tận tình. Nàng chưa bao giờ là người đầu tiên gây ra những cơn giận giữa anh và nàng. Mặc dù vậy, anh vẫn có một cảm giác là lạ, mà không bao giờ dám nói ra, vì anh sợ cái sự thật phũ phàng đó lắm.
Anh quay sang phía vợ. Anh biết nàng cũng chưa ngủ. Anh muốn quàng tay ôm vợ vào lòng, nói với vợ một vài lời âu yếm. Thế rồi, nghĩ thế nào anh lại thôi. Anh nhắm mất lại, nghĩ tới ngày mai, anh sẽ đưa vợ đi chơi, ngày mai là ngày sinh nhật của nàng. Anh sẽ giành cho nàng một ngày thật ý nghĩa.
Từ khu chuyên gia tới trung tâm thành phốcũng không xa lắm. Hà Nội cũng là một thành phố nhổ, chỉ được cái đông dân. Chỉ có vài đường phố thẳng, dài và rộng, còn lại đa sổ là những đường phố bé, ngắn, cát nối nhau liên tiếp, chi chít. Vào ngày chủ nhật thì rất đông người. Các cửa hàng đều mớ, những cửa hàng trên những dãy phố buôn bán ờ khu trung tâm, lúc nào cũng chật ních người.
Họ mua cũng có, bán cũng có mà chỉ đi xem thôi cũng có Lại cũng có loại người, đi chỉ để mà đi, họ cũng chẳng mua, chẳng bán, cũng chẳng xem, cứ thế mà đi trên đường phố, cũng chen vai hích cánh với người khác mà đi. Bích Loan biết rất rõ quang cảnh phố xá ra sao vào ngày chủ nhật. Có mang xe đạp đi theo thì cũng chẳng thể lách nổi qua những chỗ đông người, qua những ngã tư như ngã tư Cửa Nam chẳng hạn, đấy là chưa kể lúc có tàu hỏa chạy qua, người ta phải đứng lại chờ tàu, đùn lại thành một biển người, rồi lúc tàu đã đi khỏi, mạnh ai nấy đi, ào ào như một biển nước vỡ bờ, kẻ nào yếu chân mềm tay trong những lúc như thế, thì chỉ có ngã dụi xuống thôi. Người ta cứ như một biển nước vỡ bờ mà tràn về phía trước. Ô tô, xe đạp, xích lô, xe bò, người đi bộ... chen nhau. Chẳng có đèn đỏ, đèn xanh gì cả. Mà giả sử có đi chăng nữa thì họ cũng đâu có cần. Họ đang vội mà.
Bích Loan nghĩ, tốt nhất là mình để xe tại khu chuyên gia, đi bộ với An ton vào thành phố thôi, như thế chủ động, muốn đi đâu thì đi, vả lại có khi còn phải dắt tay anh ta qua đường nữa chứ.